Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Măng cụt hiệu quả nhất

I.Tổng quan về cây Măng cụt

Cây măng cụt là cây ăn quả nhiệt đới có nguồn gốc từ Malaysia và những đảo
thuộc vùng xích đạo gần Indonesia. Măng cụt được nhiều người ưa chuộng với hàm lượng dinh dưỡng chứa nhiều vitamin A, B, B2 , B5, C,… nhiều chất có ích cho cơ thể như Chất xơ, Calci, Lân, Sắt,..

Ở Việt Nam, măng cụt được trồng nhiều ở Bến Tre, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai,…có giá trị kinh tế và thị trường xuất khẩu lớn. Tuy nhiên, chất lượng măng cụt hiện nay chưa đủ đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu nhiều (vỏ trái sáng, đẹp, trọng lượng quả >80g). Để cải thiện vấn đề đó, có thể tham khảo biện pháp canh tác măng cụt như sau:

II.Chuẩn bị

1.Giống cây Măng cụt

Măng cụt là loài cây bất thụ, hạt phát triển từ phôi cái nên trồng từ hạt sẽ có đặc tính như cây mẹ. Qua các nghiên cứu, việc trồng măng cụt bằng hạt cho hiệu quả, năng suất và khả năng sống sót cao hơn cây ghép.

2.Đất trồng

Cây măng cụt có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dầy, độ pH đất ở khoảng 5,5- 7,0 thoát nước tốt và gần nguồn nước tưới.

Chuẩn bị hố trồng: đào với kích thước 60 – 80 cm x 60 – 80 cm x 60 – 80cm, bón lót cho mỗi hố vào khoảng 0,5 – 1 kg vôi, 10 – 20 kg phân chuồng hoai kết hợp với 100- 200g phân NPK (16: 16: 8 hoặc 20: 20: 15). Bón lót trước khi trồng khoảng 2 – 3 tuần.

Tủ gốc bằng rơm rạ hoặc cỏ khô phủ kín xung quanh, cách gốc 10cm.

3.Tỉa cành

Khi cây còn nhỏ cần tỉa cành mọc dày đặc, cành vượt, cành đan chéo nhau ... để tạo cho cây có tán thông thoáng và cân đối. Khi cây đã cho trái vào mỗi cuối vụ trái cần cắt tỉa cành bị sâu bệnh, cành già không còn khả năng cho trái, cành vô hiệu bên trong tán cây. Tỉa cành phải tiến hành ngay sau đợt bón phân lần 1 để giúp cây có đủ dinh dưỡng mọc chồi khỏe và đồng loạt.

III.Chăm sóc cây Măng cụt đúng cách

1.Bón phân

Cần bón cho cây 10-20kg phân chuồng/năm/cây vào đầu hoặc cuối mùa mưa. Ngoài ra, cần bón thêm phân NPK có hàm lượng N cao để giúp cây tăng trưởng nhanh.

- Giai đoạn cây chưa cho trái: năm đầu sau trồng bón 0,5kg/cây, các năm sau tăng dần lên mỗi năm 0,5kg. Có thế bón 2 lần trong năm, vào đầu và cuối mùa mưa.

- Giai đoạn cây cho trái ổn định: hàng năm bón cho cây phân chuồng và 10-12 kg phân NPK. Chia làm 3 lần bón:

+ Lần 1: sau thu hoạch bón toàn bộ phân chuồng = 3-4kg NPK 20-20-15.

+ Lần 2: trước khi ra hoa 30-40 ngày, bón phân có hàm lượng N thấp, P và K cao, mỗi gốc bón 3-4 kg DAP + Kali theo tỉ lệ 1:1.

+ Lần 3: sau đậu trái, khi đường kính trái 2cm, bón phân có hàm lượng K cao, để tăng phẩm chất trái. Mỗi gốc bón 3-4kg phân NPK 20-20-15.

2.Tưới nước

Bộ rễ măng cụt không có lông hút và phát triển kém cho nên cần cung cấp đầy đủ, thường xuyên cho cây trong mùa nắng và thoát nước tốt trong mùa mưa. Thiếu nước ở giai đoạn cây con làm cây chậm lớn, ở giai đoạn cây mang trái thì trái nhỏ và phẩm chất thấp.

3.Xử lý ra hoa

Sau khi thu hoạch, tỉa cành, tạo tán cho cây giúp cây ra lá non sớm hơn.

Bón bổ sung 10 – 20kg phân chuồng ủ hoai với TricoviA để phòng trừ nấm bệnh cho cây, 1,5 – 2kg NPK 20 – 20 – 10 . Sau khoảng 15 ngày cây bắt đầu ra đọt non.

Khi cây ra đọt non khoảng 3 – 5 ngày, phun ViABong hoặc Via6-Siêu tạo mầm giúp phân hóa mầm hoa tốt, cây ra hoa đều, hoa bung rộ, ít rụng, tỉ lệ đậu trái cao. Kết hợp phun thuốc trừ sâu phòng trừ sâu vẽ bùa.

Khi Măng cụt đã đậu trái cần chú ý phải bón phân cân đối, không được bón quá nhiều Urê sẽ làm trái non rụng nhiều, chỉ nên sử dụng phân NPK (16-16-16) chia từng giai đoạn (2 tháng sau đậu trái bón mỗi cây 0,5 - 1 kg, sau đó cứ 1 tháng bón phân một lần khoảng 0,5 kg/cây để trái phát triển tốt). 

IV.Sâu hại trên cây Măng cụt

1.Sâu vẽ bùa

Sâu non mới nở ăn biểu bì lá, thường tấn công mặt dưới lá tạo thành đường ngoằn ngoèo và có thể gây cháy từng mảng trên lá hoặc lá bị cong queo và biến dạng, giảm quang hợp, có thể bị khô và rụng. Sâu phát triển quanh năm và gây hại nặng khi cây ra đọt non. 

Biện pháp phòng trừ:

2.Bọ trĩ

Bọ trĩ non và trưởng thành sống tập trung dưới mặt lá, chích hút nhựa làm lá biến vàng và cong lại. Trên quả non bọ trĩ chích vào tế bào biểu bì tạo ra những mảng sẹo nâu xám trên vỏ trái, mật số bọ trĩ cao có thể gây hại cả quả lớn. Thời tiết khô và nóng kéo dài bọ trĩ phát triển nhiều. 

Biện pháp phòng trừ:

3.Nhện đỏ

Nhện sống tập trung dưới mặt lá chích hút nhựa tạo thành các vệt màu nâu vàng nhạt dọc theo hai bên gân lá làm lá vàng và rụng, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.

Biện pháp phòng trừ:

V.Bệnh hại trên cây Măng cụt

1.Bệnh thán thư

Bệnh gây hại chủ yếu trên lá và trái. Vết bệnh ban đầu màu vàng nâu, sau lớn dần hơi tròn, xung quanh viền màu nâu đậm. Bệnh nặng gây thối và rụng trái.

Biện pháp phòng trừ:

2.Bệnh chảy nhựa trái

Có thể do côn trùng chích hút gây nên hoặc do yếu tố sinh lý như mưa gió nhiều, rễ bị tổn thương. Trên trái xuất hiện vệt chảy nhựa màu vàng, thịt quả bị thối hoặc bị sượng, màu trắng không ăn được.

Biện pháp phòng trừ: 

3.Bệnh đốm rong

Do tảo Cephaleuros virescens gây hại trên lá, thân, nhánh tạo thành các đốm đồng tiền loang lổ màu xám xanh hoặc vàng

Biện pháp phòng trừ:

4.Bệnh đốm lá

Do nấm Pestalotia sp gây bệnh làm rụng lá hàng loạt. Đốm bệnh ban đầu có màu vàng cam, sau chuyển sang màu nâu đỏ. Nhiều vết bệnh liên kết với nhau thành mảng lớn làm khô và cháy lá.

Biện pháp phòng trừ:

5.Bệnh chết nhánh

Do nấm Zignoella gorcirea gây hại trên thân và cành, có những vết loét, u sần, kéo theo khô cuống lá và cành. Bị nặng cây có thể chết.

Biện pháp phòng trừ

VI.Thu hoạch trái Măng cụt

Thời điểm thu hoạch: Thu hái trái từ cây lúc sáng sớm (hoặc chiều mát), trái sau khi thu hoạch màu đỏ chuyển sang màu đỏ hoàn toàn. 

Cách thu hái: Khi hái phải cẩn thận và tránh sự va chạm mạnh trên trái nhằm giảm đến mức thấp nhất sự xây xát. Nên dùng dụng cụ có túi vải để hái trái, tránh để trái rơi tự do trên mặt đất làm xây xát vỏ trái. Trái Măng cụt được làm sạch sơ bộ, lau nhẹ bằng vải ẩm để loại bỏ vết bẩn và đất cát bám trên cỏ, đồng thời loại thải trái bị dập, chảy mủ, hư hỏng

#nongnghiepbenvung #nongnghiepbenvungvn


Site créé gratuitement grâce à OnlineCreation.me